Edit Content

Về chúng tôi

Phòng khám Đa Khoa Vạn Thành thuộc Tập đoàn Y Khoa Vạn Thành sự lựa chọn đầu tiên trong lĩnh vực sức khỏe sắc đẹp tại Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu

Thông tin liên hệ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

  • Home
  • -
  • Kiến Thức Y Khoa
  • -
  • Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo WebMD, bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh phát triển và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể, gây ra lượng đường cao trong máu. Phụ nữ có thai nếu không phát hiện sớm tình trạng bệnh sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ là gì?

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển, khiến rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần, do đó xuất hiện hiện tượng “kháng insulin”.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, cần giảm hoặc tăng lượng insulin hoặc làm cả hai động tác đó.

Những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Theo website NHS, đây là trang web y tế lớn nhất của Vương quốc Anh, với hơn 50 triệu lượt truy cập mỗi thángthì một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ cao.

  • Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philippines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Phụ nữ mắc hoặc có tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ phổ biến

Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) gọi tắt là ADA vào năm 2021, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ được chia thành 4 loại phổ biến:

  • Đái tháo đường loại 1: Do sự thiếu hụt insulin tuyệt đối ở cơ thể người mẹ.
  • Đái tháo đường loại 2: Do sự thiếu hụt insulin một cách tương đối ở người mẹ và đây là loại phổ biến nhất thường gặp cả người bình thường và người mẹ lớn tuổi.
  • Tiểu đường loại đặc biệt: Đây là loại tiểu đường có liên quan đến một số bệnh đặc biệt khác như: Hội chứng đái tháo đường do rối loạn đơn gen không đồng nhất (monogenic diabetes syndromes), bệnh tiểu đường do thuốc và hóa chất gây nên (ví dụ thuốc glucocorticoid, thuốc điều trị HIV/AIDS).
  • Tiểu đường thai kỳ: Loại tiểu đường này thường được chẩn đoán khi thai nhi ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.

Dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường và tiểu đường ở thai nhi là:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Hiện tượng khát nhiều.
  • Sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Mắt nhìn bị mờ.

Ngoài ra ở phụ nữ mang thai khi bị tiểu đường có thể sẽ có các triệu chứng như: Đau đầu, khó chịu, mệt mỏi. Tất cả các triệu chứng và dấu hiệu này ở phụ nữ bị tiểu đường đều không đặc hiệu khi mang thai vì vậy nó có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ theo giai đoạn

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và giữa

Tất cả biểu hiện tiểu đường ở thai kỳ đều không rõ nét và không dễ nhận biết ở mỗi giai đoạn. Vì vậy, các mẹ bầu cần phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên khi mang thai và hãy thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Đại đa số phụ nữ mang thai được phát hiện tình trạng tiểu đường tình cờ trong lần kiểm tra định kỳ, nhiều khả năng dấu hiệu sẽ phát hiện được trong ba tháng đầu nếu đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đó, hoặc bị cao huyết áp, bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay có tiền sử sinh con với cân nặng lớn bất thường.

Việc đi tiểu nhiều, khát nước nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu không đặc hiệu ở phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

  • Khát nước tăng dần và hơn bình thường nhiều: Một biểu hiện đặc trưng của tiểu đường của thai kỳ trong 3 tháng cuối là uống nước nhiều và khát nước hơn.
  • Mệt mỏi nhiều bất thường: Đây là biểu hiện không đặc hiệu, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều so với các phụ nữ mang thai khác.
  • Khô miệng thường xuyên: Miệng của mẹ bầu có thể bị khô, nứt nẻ mặc dù đã uống rất nhiều nước.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác về bệnh tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối mà các mẹ bầu cần lưu ý như sau:

  • Xuất hiện triệu chứng bị mờ mắt nhưng tình trạng này không kéo dài.
  • Nước tiểu thấy có hiện tượng kiến bu.
  • Việc ăn uống không kiểm soát được.

Tuy nhiên tất cả các dấu hiệu ở mẹ bầu này đều không đặc hiệu. Cách nhận biết chính xác căn bệnh tiểu đường này chính là làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết và có sự tư vấn của bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ khá nguy hiểm nếu người mẹ không được chăm sóc và quản lý cẩn thận. Nó có thể sẽ dẫn đến lượng đường trong máu bị tăng cao gây ra một số nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi

  • Cân nặng khi sinh của em bé nặng quá mức: Khi lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn bình thường ở có thể khiến cho thai nhi phát triển lớn quá mức và tăng khả năng bị viêm tầng sinh môn khi sắp sinh.
  • Gây ra hiện tượng em bé bị sinh non: Lượng đường tăng cao trong máu làm tăng nguy cơ sinh sớm khiến trẻ bị thiếu tháng.
  • Hiện tượng suy hô hấp dẫn đến sự khó thở: Việc em bé sinh ra sớm hơn dự định ở các bà mẹ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể mắc phải hội chứng suy hô hấp dẫn đến tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu bị thấp (Do hiện tượng hạ đường huyết): Đối khi các em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường có nguy cơ việc lượng đường trong máu bị hạ thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh, các đợt hạ nghiêm trọng có thể có thể gây ra sự co giật ở trẻ.
  • Em bé sẽ dễ bị bệnh béo phì và dễ mắc phải bệnh đái tháo đường loại 2 về sau: Việc được sinh ra ở cơ thể mẹ bị mắc tiểu đường sẽ khiến bé dễ bị béo phì và đái tháo đường loại 2 cao hơn mức bình thường ở các bé khác.
  • Thai nhi sẽ dễ bị chết lưu: Nếu không điều trị bệnh đái tháo đường, nó có thể dẫn đến sự chết lưu từ trong bụng mẹ hoặc ngay khi sinh.

Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ

  • Người mẹ sẽ dễ bị huyết áp cao và tiền sản giật: Hội chứng nghiêm trọng của việc bị đái tháo đường là cơ thể người bị huyết áp cao và tiền sản giật cùng với các triệu chứng khác, nó có thể đe dọa đến cuộc sống của cả mẹ và bé.
  • Phải thực hiện sinh mổ để lấy thai: Mẹ bầu khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ gia tăng nguy cơ sinh mổ vì thai nhi quá to.

Thời điểm nào cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

Do đó, Mayo clinic khuyến cáo phụ nữ có nguy cơ trung bình mắc tiểu đường thai kỳ nên làm xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 24 – tuần 28). Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao thì việc xét nghiệm có thể diễn ra trong lần khám thai đầu tiên.

Phòng Khám Đa Khoa Vạn Thành Sài Gòn – Tân Phú Đồng Nai tọa lạc tại địa chỉ: Tổ 15 khu 8 – quốc lộ 20 – km 127 – Thị trấn Tân Phú -Huyện Tân Phú – Đồng Nai là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại khu vực Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Liên hệ ngay Hotline: 1900 636 615 – 02513 856 186 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất! Theo dõi Fanpage Phòng khám Đa khoa Vạn Thành Sài Gòn – Tân Phú – Đồng Nai để cập nhật thêm thông tin mới nhất! Đặt hẹn online, thăm khám tiện lợi tại đây!

Show Buttons
Hide Buttons
Gọi
Đường đi