Edit Content

Về chúng tôi

Phòng khám Đa Khoa Vạn Thành thuộc Tập đoàn Y Khoa Vạn Thành sự lựa chọn đầu tiên trong lĩnh vực sức khỏe sắc đẹp tại Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu

Thông tin liên hệ

Stress và đái tháo đường: Mối liên hệ mật thiết ít người biết đến

Stress và đái tháo đường: Mối liên hệ mật thiết ít người biết đến

  • Home
  • -
  • Kiến Thức Y Khoa
  • -
  • Stress và đái tháo đường: Mối liên hệ mật thiết ít người biết đến
Stress và đái tháo đường: Mối liên hệ mật thiết ít người biết đến

Căng thẳng (stress) có gây ra bệnh đái tháo đường? Stress không gây ra bệnh tiểu đường nhưng stress có thể ảnh hưởng lên nồng độ đường huyết trong cơ thể. Một số bằng chứng cho thấy có một mối liên hệ giữa stress và đái tháo đường tuýp 2. 

Các loại stress thường gặp

Stress được phân chia thành 2 loại chính: Stress cấp tính và stress mạn tính.

1. Stress cấp tính

Xảy ra nhanh chóng và sớm biến mất, ví dụ khi chứng kiến hoặc xử lý tình huống nguy hiểm trên đường, lo lắng về bài thuyết trình sắp nói trước nhiều người,… Tất cả mọi người đều đối diện với căng thằng cấp tính vào thời điểm này hoặc thời điểm khác. Stress cấp tính đôi khi giúp bạn có cảm giác trải nghiệm khi vừa làm điều gì đó mới mẻ, thú vị, như trò chơi mạo hiểm, tham gia cuộc thi,…

2. Stress mạn tính

Căng thẳng kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm mà khó xử lý dứt điểm như: gặp vấn đề về tiền bạc, nợ nần, hôn nhân không hạnh phúc, áp lực công việc. Bất kỳ loại căng thẳng nào diễn ra trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng đều được xếp vào căng thẳng mạn tính. Nhiều người rơi vào stress mạn tính nhưng họ không nhận ra và vấn đề này diễn ra suốt thời gian dài. Thế nhưng, nếu người bệnh không giải quyết được những vấn đề gây ra stress mạn tính sẽ đối diện nhiều nguy hiểm khác cho sức khỏe như: trầm cảm, lo âu, cao huyết áp, tim mạch, béo phì, đái tháo đường, rối loạn kinh nguyệt, mụn trứng cá, bệnh chàm,…

stress

Một số dấu hiệu gợi ý bạn có thể bị stress như: rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón, hay quên, nhức đầu, cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, thiếu tập trung, giảm ham muốn tình dục, cứng hàm, cứng cổ, mệt mỏi, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, lạm dụng rượu bia để thư giãn, giảm hoặc tăng cân,…

Stress và đái tháo đường ảnh hưởng tới nhau như thế nào?

1. Làm tăng đường huyết

Stress không trực tiếp gây ra bệnh đái tháo đường nhưng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Khi gặp căng thẳng-stress, cơ thể sẽ tiết ra các hormone stress như cortisol và adrenaline (các hormone căng thẳng). Những hormone này giúp tạo năng lượng cho cơ thể phản ứng lại với tình trạng stress. Tuy nhiên chúng cũng có tác dụng đối kháng insulin, làm giảm tác dụng của kiểm soát đường huyết của insulin dẫn đến lượng đường tăng lên trong máu.

Bản thân bệnh tiểu đường đã là nguyên nhân gây ra căng thẳng, đặc biệt những người bệnh mới được chẩn đoán. Bệnh nhân phải chú ý đến từng loại thức ăn khi ăn, cảm giác lo lắng sợ tăng đường huyết khi ăn, nhiều kiến thức mới phải tìm hiểu và ghi nhớ, những điều đó có thể gây ra stress lo lắng cho người bệnh. Thậm chí, ngay cả người bệnh điều trị lâu năm vẫn căng thẳng do luôn dằn vặt, đau khổ vì mắc bệnh này, lo lượng đường trong máu tăng cao, thậm chí cảm thấy tội lỗi khi không kiểm soát được đường huyết, sợ kim tiêm, lo phải tiêm thuốc mỗi ngày. Nếu tình trạng căng thẳng không được giải quyết, người bệnh bị stress kéo dài từ tháng này sang tháng khác thì lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Người bệnh sẽ đối diện nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường cao hơn.

2. Ăn quá nhiều khi căng thẳng

Khi stress, cơ thể sản sinh nhiều hormone cortisol. Hormone này có chức năng chuyển hóa chất béo và carbohydrate nên người stress có xu hướng ăn nhiều hơn mọi ngày để “giải tỏa” căng thẳng, dẫn đến tăng cân. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 cao hơn khoảng 6 lần so với người bình thường và khi mắc bệnh đái tháo đường cũng sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn.

3. Khiến bệnh nhân dễ trầm cảm hơn

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và trầm cảm có thể có chung một căn nguyên “stress”! Tình trạng stress đã kích hoạt và xáo trộn của hệ thống căng thẳng. Căng thẳng mạn tính kích hoạt trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận và hệ thần kinh giao cảm, làm tăng sản xuất cortisol ở vỏ thượng thận và sản xuất adrenalin và noradrenalin ở tủy thượng thận. Stress nặng kéo dài không chỉ giảm hiệu suất lao động, mất tập trung học tập mà còn tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm. Stress còn xuất hiện ở 40% bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. 

Người bệnh trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 đến 60%. Ngược lại, người bệnh đái tháo đường bị căng thẳng, dẫn đến trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm cao hơn tới 3 lần ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 và 2 lần ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 so với dân số chung. Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh đái tháo đường có tỷ lệ trầm cảm cao hơn từ 2 – 3 lần so với thanh niên không mắc bệnh. Sự hiện diện của trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân đái tháo đường làm xấu đi tiên lượng của bệnh đái tháo đường, dẫn đến tình trạng không tuân thủ khi điều trị tăng nhiều hơn, giảm chất lượng cuộc sống và tử vong cũng cao hơn. Người mắc bệnh tiểu đường sử dụng nhiều nhóm thuốc chống trầm cảm sẽ làm tăng đáng kể đường huyết.

4. Rối loạn nội tiết

Căng thẳng mạn tính gây ra rối loạn chức năng miễn dịch trực tiếp hoặc thông qua trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận hoặc hệ thống thần kinh giao cảm, làm tăng sản xuất các cytokine gây viêm. Tình trạng viêm tương tác với hoạt động bình thường của tế bào β tuyến tụy, gây ra đề kháng insulin, thúc đẩy bệnh đái tháo đường tuýp 2. 

Các cytokine tiền viêm được phát hiện có tương tác với nhiều lĩnh vực sinh lý bệnh đặc trưng cho trầm cảm, bao gồm chuyển hóa chất dẫn truyền thần kinh, chức năng nội tiết thần kinh. Những mối tương quan này cho thấy rằng căng thẳng  thúc đẩy trầm cảm và đái tháo đường tuýp 2. 

Các triệu chứng căng thẳng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

stress

Người bệnh thường ít nhận ra những căng thẳng mà bản thân trải qua hoặc không thể kiểm soát được căng thẳng. Những dấu hiệu và triệu chứng căng thẳng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường như: nhức đầu, đau cơ, căng cơ, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ, luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, cáu kỉnh, suy sụp, buồn phiền, lo lắng, bồn chồn,… 

Khi rơi vào căng thẳng, người bệnh đái tháo đường luôn lẩn trốn các hoạt động cộng đồng, vui chơi cùng bạn bè hay gia đình. Người bệnh có xu hướng ăn nhiều hơn ngày thường hoặc chán nản không thèm ăn làm tăng nguy cơ hạ đường huyết

Cần làm gì để giảm stress và duy trì chỉ số đường huyết ổn định?

Thuốc: Người bệnh đái tháo đường phải tuân thủ điều trị để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người bệnh không tự tự ý ngưng thuốc hay chỉnh liều lượng thuốc, ngay cả việc uống thuốc phải đúng giờ mỗi ngày, tuân thủ tái khám. Nếu người bệnh có những thay đổi này phải có bác sĩ chỉ định, tái khám đúng hẹn. Bên cạnh thuốc, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày theo bác sĩ dinh dưỡng tiết chế, luyện tập thể dục.

Ăn uống: người bệnh nên chọn nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) ở mức thấp và trung bình để góp phần ổn định đường huyết. Trong bữa ăn chính, người bệnh đái tháo đường cần ăn khoảng 300g – 400g rau và 200g trái cây mỗi ngày. Lưu ý, người bệnh phải chọn loại rau có nhiều chất xơ và trái cây ít ngọt. Ví dụ, thực phẩm có độ GI thấp (20 – 49): táo, bơ, cherry, bưởi, đào, lê, mận, dâu tây… còn mức độ GI trung bình (50 – 69): trái sung, nho, kiwi, xoài, cam, chuối có vỏ còn xanh,… Với thực phẩm có chỉ số GI từ 70 trở lên thì hạn chế ăn.

Lối sống sinh hoạt: Việc duy trì tập thể dục giúp giảm cân, huyết áp, lượng đường và mỡ máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Người bệnh đái tháo đường cần chọn môn thể dục phù hợp như đi bộ, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông… Mỗi ngày tập 30 phút và mỗi tuần tập ít nhất 5 lần để kiểm soát bệnh. Tập thể dục còn giúp xương chắc khỏe, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ… Và khi ngủ đủ giấc sẽ giúp người bệnh giải tỏa bớt căng thẳng.

Stress và đái tháo đường thực tế có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Và khi xuất hiện những dấu hiệu tiểu đường hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để khám tầm soát, phát hiện sớm và lên phương án điều trị kịp thời, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phòng Khám Đa Khoa Vạn Thành Sài Gòn – Tân Phú Đồng Nai tọa lạc tại địa chỉ: Tổ 15 khu 8 – quốc lộ 20 – km 127 – Thị trấn Tân Phú -Huyện Tân Phú – Đồng Nai là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại khu vực Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Liên hệ ngay Hotline: 1900 636 615 – 02513 856 186 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất! Theo dõi Fanpage Phòng khám Đa khoa Vạn Thành Sài Gòn – Tân Phú – Đồng Nai để cập nhật thêm thông tin mới nhất! Đặt hẹn online, thăm khám tiện lợi tại đây!

Show Buttons
Hide Buttons
Gọi
Đường đi